Mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi
Tổng quan
Mycotoxin hay còn gọi là độc tố nấm mốc, là những sản phẩm chuyển hóa (phụ phẩm) từ nấm mốc sinh sôi, phát triển trong các loại hạt, cỏ và thức ăn chăn nuôi. Mycotoxin có thể ảnh hưởng đến lợn theo nhiều cách khác nhau, gây ra nhiều tổn hại, triệu chứng bệnh lý và hậu quả là làm giảm năng suất chăn nuôi, giảm lợi nhuận.
Ngày nay, có trên 300 loại mycotoxin được phát hiện, trong đó có 6 loại gây ảnh hưởng lớn nhất đến lợn là: aflatoxin B1, ochratoxin A, deoxynivalenol, ergot, fumonisin B1 và zearalenone. Đại đa số mycotoxin ảnh hưởng đến lợn có liên quan đến thành phần thức ăn hạt trong khẩu phần.
Yêu cầu sinh trưởng của nấm mốc
Sự sinh trưởng của nấm mốc yêu cầu có nguồn carbohydrate (các loại hạt), độ ẩm, oxy và nhiệt độ (12-250C).
Nấm mốc có thể xuất hiện trong các loại hạt mà không có mycotoxin, đó là sự tương quan giữa các bào tử nấm. Cách an toàn duy nhất để tránh được tình trạng này là phân tích hàm lượng mycotoxins thực tế có trong các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ngược lại, sự vắng mặt của nấm mốc không có nghĩa là không có mycotoxin, bởi sự kết hợp giữa nhiệt độ và áp suất cao sử dụng trong quá trình nghiền và ép viên thức ăn có thể giết chết nấm mốc, trong khi đó ở nhiệt độ cao ổn định thì mycotoxin vẫn có thể tồn tại. Trong một số quá trình chưng cất, mycotoxin có thể tập trung gấp ba.
Vì vậy, kiểm soát mycotoxin phải được thực hiện tốt trước khi thức ăn được đưa đến trang trại và nên tập trung vào khâu quản lý thu hoạch, bảo quản các loại hạt. Bổ sung chất chống mốc trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Dạng Mycotoxin
Nấm mốc trên đồng ruộng, như nấm Fusarium Spp, sản sinh mycotoxin trong điều kiện độ ẩm môi trường cao (> 70%) hoặc độ ẩm trong hạt >22%. Nấm mốc trong bảo quản, như nấm Aspergillus Spp và Penicillium Spp, có thể sản sinh mycotoxin khi hạt bị ẩm (độ ẩm 12-18%) và nhiệt độ 10-500C.
Hiện nay, đã có hệ thống phần mềm máy tính có thể dựa đoán khả năng xuất hiện mycotoxin dựa vào lượng mưa, nhiệt độ và côn trùng phá hoại mùa màng.
Tổng quan
Mycotoxin hay còn gọi là độc tố nấm mốc, là những sản phẩm chuyển hóa (phụ phẩm) từ nấm mốc sinh sôi, phát triển trong các loại hạt, cỏ và thức ăn chăn nuôi. Mycotoxin có thể ảnh hưởng đến lợn theo nhiều cách khác nhau, gây ra nhiều tổn hại, triệu chứng bệnh lý và hậu quả là làm giảm năng suất chăn nuôi, giảm lợi nhuận.
Ngày nay, có trên 300 loại mycotoxin được phát hiện, trong đó có 6 loại gây ảnh hưởng lớn nhất đến lợn là: aflatoxin B1, ochratoxin A, deoxynivalenol, ergot, fumonisin B1 và zearalenone. Đại đa số mycotoxin ảnh hưởng đến lợn có liên quan đến thành phần thức ăn hạt trong khẩu phần.
Yêu cầu sinh trưởng của nấm mốc
Sự sinh trưởng của nấm mốc yêu cầu có nguồn carbohydrate (các loại hạt), độ ẩm, oxy và nhiệt độ (12-250C).
Nấm mốc có thể xuất hiện trong các loại hạt mà không có mycotoxin, đó là sự tương quan giữa các bào tử nấm. Cách an toàn duy nhất để tránh được tình trạng này là phân tích hàm lượng mycotoxins thực tế có trong các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ngược lại, sự vắng mặt của nấm mốc không có nghĩa là không có mycotoxin, bởi sự kết hợp giữa nhiệt độ và áp suất cao sử dụng trong quá trình nghiền và ép viên thức ăn có thể giết chết nấm mốc, trong khi đó ở nhiệt độ cao ổn định thì mycotoxin vẫn có thể tồn tại. Trong một số quá trình chưng cất, mycotoxin có thể tập trung gấp ba.
Vì vậy, kiểm soát mycotoxin phải được thực hiện tốt trước khi thức ăn được đưa đến trang trại và nên tập trung vào khâu quản lý thu hoạch, bảo quản các loại hạt. Bổ sung chất chống mốc trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Dạng Mycotoxin
Nấm mốc trên đồng ruộng, như nấm Fusarium Spp, sản sinh mycotoxin trong điều kiện độ ẩm môi trường cao (> 70%) hoặc độ ẩm trong hạt >22%. Nấm mốc trong bảo quản, như nấm Aspergillus Spp và Penicillium Spp, có thể sản sinh mycotoxin khi hạt bị ẩm (độ ẩm 12-18%) và nhiệt độ 10-500C.
Hiện nay, đã có hệ thống phần mềm máy tính có thể dựa đoán khả năng xuất hiện mycotoxin dựa vào lượng mưa, nhiệt độ và côn trùng phá hoại mùa màng.