Dịch tả lợn châu Phi ‘tấn công’ châu Á, hiện chưa có thuốc chữa
Dịch tả lợn châu Phi đã lan tới châu Á, bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc. Đây là loại virus độc lực cao, khiến 100% lợn bị nhiễm tử vong và chưa có thuốc chữa.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lan rộng tại châu Á, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) vừa tổ chức cuộc họp khẩn với đại diện nhiều nước trong khu vực, đánh giá gần như chắc chắn, dịch sẽ xuất hiện ở nhiều nước khác trong thời gian sắp tới.
Dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được phát hiện ở châu Á vào năm ngoái, trong một khu vực của Siberia ở Liên bang Nga. Tuy nhiên tình hình chỉ trở nên nghiêm trọng khi dịch lan tới Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua và hiện đang lây lan rất nhanh.
Trung Quốc đang chiếm 50% thị phần thịt lợn của cả thế giới với tổng đàn trên 500 triệu con. Trong hơn 1 tháng qua, virus dịch tả lợn Châu Phi đã lan tới 18 trang trại và lò mổ ở 6 tỉnh nước này, buộc chính quyền phải tiêu hủy gần 40.000 con.
Trung quốc đang tìm mọi cách kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Tại Nhật Bản, dịch bệnh xuất hiện từ đầu tháng 9 vừa qua tại một nông trại của miền Trung sau 26 năm. Ngay lập tức, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống dịch như: Tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập đội các phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.
FAO cho biết, nếu tính từ cuối 2017 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan đến 12 quốc gia. Dịch bệnh này hiện không có vắc xin và không thể chữa. Virus gây ra bệnh là chủng độc lực cao, giết chết 100% số lợn bị nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã phát đi cảnh báo, chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Việt Nam sẽ siết chặt tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Phía Bộ Y tế cho biết, chủng virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi khác với bệnh tả ở người (là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra).
“Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín”, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng khẳng định.
Dù bệnh không lây trực tiếp sang người nhưng có thể truyền sang muỗi, chuột, gà, vịt… Lợn bị mắc dịch tả cũng nguy cơ nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm khác, phổ biến nhất là tai xanh, cúm, thương hàn. Nếu người lành tiếp xúc, ăn phải lợn mang những bệnh này, đặc biệt là ăn tiết canh, thịt nấu chưa kĩ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn:Thúy Hạnh (Vietnamnet)
Dịch tả lợn châu Phi đã lan tới châu Á, bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc. Đây là loại virus độc lực cao, khiến 100% lợn bị nhiễm tử vong và chưa có thuốc chữa.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lan rộng tại châu Á, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) vừa tổ chức cuộc họp khẩn với đại diện nhiều nước trong khu vực, đánh giá gần như chắc chắn, dịch sẽ xuất hiện ở nhiều nước khác trong thời gian sắp tới.
Dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được phát hiện ở châu Á vào năm ngoái, trong một khu vực của Siberia ở Liên bang Nga. Tuy nhiên tình hình chỉ trở nên nghiêm trọng khi dịch lan tới Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua và hiện đang lây lan rất nhanh.
Trung Quốc đang chiếm 50% thị phần thịt lợn của cả thế giới với tổng đàn trên 500 triệu con. Trong hơn 1 tháng qua, virus dịch tả lợn Châu Phi đã lan tới 18 trang trại và lò mổ ở 6 tỉnh nước này, buộc chính quyền phải tiêu hủy gần 40.000 con.
Trung quốc đang tìm mọi cách kiểm soát bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Tại Nhật Bản, dịch bệnh xuất hiện từ đầu tháng 9 vừa qua tại một nông trại của miền Trung sau 26 năm. Ngay lập tức, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống dịch như: Tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập đội các phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.
FAO cho biết, nếu tính từ cuối 2017 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan đến 12 quốc gia. Dịch bệnh này hiện không có vắc xin và không thể chữa. Virus gây ra bệnh là chủng độc lực cao, giết chết 100% số lợn bị nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã phát đi cảnh báo, chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Việt Nam sẽ siết chặt tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Phía Bộ Y tế cho biết, chủng virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi khác với bệnh tả ở người (là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra).
“Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín”, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng khẳng định.
Dù bệnh không lây trực tiếp sang người nhưng có thể truyền sang muỗi, chuột, gà, vịt… Lợn bị mắc dịch tả cũng nguy cơ nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm khác, phổ biến nhất là tai xanh, cúm, thương hàn. Nếu người lành tiếp xúc, ăn phải lợn mang những bệnh này, đặc biệt là ăn tiết canh, thịt nấu chưa kĩ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn:Thúy Hạnh (Vietnamnet)