Chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi đạt 1,95 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho thấy, trong 15 ngày đầu tháng 8/2016, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 141,87 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ tháng trước. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,95 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, nhập khẩu ngô đạt 194,8 nghìn tấn, trị giá 39,9 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7/2016; giá ngô nhập khẩu bình quân đạt 205,1 USD/tấn, tăng 3,4 USD/tấn so với tháng trước.
Nhập khẩu đậu tương đạt 30,8 nghìn tấn, trị giá 14,7 triệu USD, giá đậu tương nhập khẩu bình quân đạt 476,6 USD/tấn, tăng 12,7 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Về thị trường nhập khẩu, trong tháng 7/2016, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ thị trường Argentina, đạt 149,1 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 820,5 triệu USD.
Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 60,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với tháng 6/2016, lũy kế từ đầu năm tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xếp vị trí thứ ba về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 46,07 triệu USD, tăng 73% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế vẫn giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, tính đến hết tháng 7/2016, Nhật Bản là hai thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch, tăng 149,2% so với năm 2015.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ nước ngoài. Trong số các nhà máy đang hoạt động, sản xuất trong nước có 59 nhà máy là của các liên doanh và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài FDI, ít hơn so với số nhà máy chế biến của các doanh nghiệp trong nước (180) nhà máy tuy nhiên, công suất lớn, chiếm thị phần cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước.
Đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, Việt Nam không có lợi thế trồng các loại cây trồng cho thức ăn chăn nuôi gia súc như đậu tương, ngô so với các nước, các cây trồng biến đổi gen cũng cho năng suất thấp và ít được ứng dụng đại trà. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu chủ yếu ở các nước như Hoa Kỳ, Brazil, Canada với số lượng lớn.
Với cách quy hoạch như hiện nay, theo dự báo của đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 20 thậm chí 30 năm, chăn nuôi trong nước vẫn không thoát khỏi việc lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Riêng với sản lượng đậu tương hiện tại, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, sản lượng không đủ để phục vụ nhu cầu cho người, chưa nói tới làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc hàng năm cần 4 – 5 triệu tấn khô dầu các loại thì hầu như phải phải nhập khẩu 100%. Tương tự, ngô cũng thường xuyên thiếu phải nhập khẩu khoảng 50%.
Nguyên Thảo
(Theo Chăn nuôi Việt Nam)
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi đạt 1,95 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho thấy, trong 15 ngày đầu tháng 8/2016, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 141,87 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ tháng trước. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,95 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, nhập khẩu ngô đạt 194,8 nghìn tấn, trị giá 39,9 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7/2016; giá ngô nhập khẩu bình quân đạt 205,1 USD/tấn, tăng 3,4 USD/tấn so với tháng trước.
Nhập khẩu đậu tương đạt 30,8 nghìn tấn, trị giá 14,7 triệu USD, giá đậu tương nhập khẩu bình quân đạt 476,6 USD/tấn, tăng 12,7 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước.
Về thị trường nhập khẩu, trong tháng 7/2016, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ thị trường Argentina, đạt 149,1 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 820,5 triệu USD.
Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 60,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với tháng 6/2016, lũy kế từ đầu năm tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xếp vị trí thứ ba về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 46,07 triệu USD, tăng 73% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế vẫn giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, tính đến hết tháng 7/2016, Nhật Bản là hai thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch, tăng 149,2% so với năm 2015.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ nước ngoài. Trong số các nhà máy đang hoạt động, sản xuất trong nước có 59 nhà máy là của các liên doanh và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài FDI, ít hơn so với số nhà máy chế biến của các doanh nghiệp trong nước (180) nhà máy tuy nhiên, công suất lớn, chiếm thị phần cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước.
Đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, Việt Nam không có lợi thế trồng các loại cây trồng cho thức ăn chăn nuôi gia súc như đậu tương, ngô so với các nước, các cây trồng biến đổi gen cũng cho năng suất thấp và ít được ứng dụng đại trà. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu chủ yếu ở các nước như Hoa Kỳ, Brazil, Canada với số lượng lớn.
Với cách quy hoạch như hiện nay, theo dự báo của đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, 20 thậm chí 30 năm, chăn nuôi trong nước vẫn không thoát khỏi việc lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Riêng với sản lượng đậu tương hiện tại, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, sản lượng không đủ để phục vụ nhu cầu cho người, chưa nói tới làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc hàng năm cần 4 – 5 triệu tấn khô dầu các loại thì hầu như phải phải nhập khẩu 100%. Tương tự, ngô cũng thường xuyên thiếu phải nhập khẩu khoảng 50%.
Nguyên Thảo
(Theo Chăn nuôi Việt Nam)