Bổ sung sắt cho heo con bao nhiêu là đủ?
Thông tin mới nhất từ A. Kubik thuộc trường Đại học Guelph cho rằng, hiện nay những heo lớn và tăng trưởng nhanh tại thời điểm cai sữa trong cùng một đàn thường bị thiếu sắt và thiếu máu, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sau cai sữa.
Mở đầu và mục tiêu
Bổ sung sắt là việc làm cần thiết trong thực tiễn chăn nuôi ở trang trại và cần phải được thực hiện từ khi heo con đang bú sữa nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Có 4 lý do giải thích tại sao cần bổ sung sắt trong tuần đầu tiên trong quá trình sống của heo con.
– Lúc mới sinh nguồn sắt dự trữ có giới hạn.
– Hàm lượng sắt trong sữa heo nái/sữa đầu thấp.
– Heo con không tiếp cận với những nguồn cung cấp sắt.
– Nhu cầu sắt cao do tốc độ tăng trưởng của heo con rất nhanh.
Bổ sung sắt bằng cách tiêm bắp với liều 200mg trong tuần đầu tiên sau khi sinh đã được công nhận là phác đồ chuẩn trong nhiều năm qua.
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra xem phác đồ bổ sung sắt hiện hành có đáp ứng đủ nhu cầu của heo con hiện nay qua việc xác định tỉ lệ thiếu máu hoặc thiếu sắt ở heo con tại thời điểm cai sữa và để xác định xem hàm lượng sắt tại thời điểm cai sữa ảnh hưởng đến hiệu suất sau cai sữa.
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện tại 20 trang trại nuôi heo ở Ontario, tất cả những trang trại này đều tiêm sắt bổ sung ở tuần đầu tiên, cụ thể là sử dụng dextran hoặc gleptoferron.
Trong mỗi trang trại, ba loại heo con (nhỏ, vừa, lớn) trong mỗi lứa đẻ được chọn để nghiên cứu, khoảng 60 con heo được lấy mẫu. Thời điểm lấy mẫu là trước khi cai sữa 1 – 2 ngày. Mỗi con heo được cân riêng và lấy mẫu máu. Các mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm thú y (AHL) trường đại học Guelph để phân tích.
Ba tuần sau đó tiến hành cân lại và lấy mẫu máu lần thứ 2 để phân tích nồng độ haemoglobin. Nồng độ haemoglobin của mỗi heo con được xác định: bình thường > 110g/lit, thiếu săt 90 -110g/lit, thiếu máu <90g/lit.
Các nhà chăn nuôi cũng hoàn thành bảng câu hỏi ngắn về tập quán chăn nuôi cùng các phương pháp bổ sung sắt của họ.
Phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá sự liên kết và đánh giá hoạt động của trang trại, tình trạng hemoglobin lúc cai sữa và ba tuần sau cai sữa trọng lượng.
Kết quả
Khi cai sữa tỉ lệ thiếu sắt và thiếu máu hiện hành tương ứng là 28 % và 6%.
Heo bị thiếu máu đã giảm 0,81kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với trọng lượng của heo con bình thường khi cai sữa.
Ngoài ra heo mắc bệnh thiếu máu khi cai sữa đã giảm 0,68 kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với heo thiếu sắt khi cai sữa.
Heo con lớn nhất khi cai sữa có hàm lương hemoglobin thấp hơn so với heo nhỏ. Heo sữa tăng trưởng nhanh nhất sẽ có lượng máu lớn nhất, do đó nồng độ hemoglobin của chúng bị pha loãng, do đó những con heo này đòi hỏi nhu cầu cao nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng.
Như vậy heo con tăng trưởng nhanh chóng khi cai sữa có nhu cầu về sắt cao hơn heo con nhỏ.
Các kết quả từ nghiên cứu này khẳng định tiêm 200mg sắt trong tuần đầu tiên không đủ để ngăn chặn tình trạng thiếu máu và thiếu sắt đối với sự phát triển của heo.
Bệnh thiếu máu lúc cai sữa sẽ làm giảm tăng trưởng trong ba tuần đầu sau cai sữa. Điều ngạc nhiên là, heo con thường vẫn bị thiếu máu hay thiếu chất sắt trong thời gian ba tuần sau cai sữa mặc dù khẩu phần giai đoạn khởi động cũng đã được bổ sung thêm sắt.
Hiểu rõ những hậu quả của tình trạng thiếu sắt và thiếu máu là rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo nói chung và người sản xuất nói riêng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Dự án này đã chứng minh rằng những con heo tăng trưởng nhanh thường thiếu sắt và thiếu máu sau cai sữa và điều này là có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi sau cai sữa.
Nhà sản xuất thịt heo cần phải đánh giá lại chương trình bổ sung sắt của mình để mang lại hiệu quả chăn nuôi tối đa.
Ve Sầu biên dịch
Theo thepigsite
Thông tin mới nhất từ A. Kubik thuộc trường Đại học Guelph cho rằng, hiện nay những heo lớn và tăng trưởng nhanh tại thời điểm cai sữa trong cùng một đàn thường bị thiếu sắt và thiếu máu, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sau cai sữa.
Mở đầu và mục tiêu
Bổ sung sắt là việc làm cần thiết trong thực tiễn chăn nuôi ở trang trại và cần phải được thực hiện từ khi heo con đang bú sữa nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Có 4 lý do giải thích tại sao cần bổ sung sắt trong tuần đầu tiên trong quá trình sống của heo con.
– Lúc mới sinh nguồn sắt dự trữ có giới hạn.
– Hàm lượng sắt trong sữa heo nái/sữa đầu thấp.
– Heo con không tiếp cận với những nguồn cung cấp sắt.
– Nhu cầu sắt cao do tốc độ tăng trưởng của heo con rất nhanh.
Bổ sung sắt bằng cách tiêm bắp với liều 200mg trong tuần đầu tiên sau khi sinh đã được công nhận là phác đồ chuẩn trong nhiều năm qua.
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra xem phác đồ bổ sung sắt hiện hành có đáp ứng đủ nhu cầu của heo con hiện nay qua việc xác định tỉ lệ thiếu máu hoặc thiếu sắt ở heo con tại thời điểm cai sữa và để xác định xem hàm lượng sắt tại thời điểm cai sữa ảnh hưởng đến hiệu suất sau cai sữa.
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện tại 20 trang trại nuôi heo ở Ontario, tất cả những trang trại này đều tiêm sắt bổ sung ở tuần đầu tiên, cụ thể là sử dụng dextran hoặc gleptoferron.
Trong mỗi trang trại, ba loại heo con (nhỏ, vừa, lớn) trong mỗi lứa đẻ được chọn để nghiên cứu, khoảng 60 con heo được lấy mẫu. Thời điểm lấy mẫu là trước khi cai sữa 1 – 2 ngày. Mỗi con heo được cân riêng và lấy mẫu máu. Các mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm thú y (AHL) trường đại học Guelph để phân tích.
Ba tuần sau đó tiến hành cân lại và lấy mẫu máu lần thứ 2 để phân tích nồng độ haemoglobin. Nồng độ haemoglobin của mỗi heo con được xác định: bình thường > 110g/lit, thiếu săt 90 -110g/lit, thiếu máu <90g/lit.
Các nhà chăn nuôi cũng hoàn thành bảng câu hỏi ngắn về tập quán chăn nuôi cùng các phương pháp bổ sung sắt của họ.
Phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá sự liên kết và đánh giá hoạt động của trang trại, tình trạng hemoglobin lúc cai sữa và ba tuần sau cai sữa trọng lượng.
Kết quả
Khi cai sữa tỉ lệ thiếu sắt và thiếu máu hiện hành tương ứng là 28 % và 6%.
Heo bị thiếu máu đã giảm 0,81kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với trọng lượng của heo con bình thường khi cai sữa.
Ngoài ra heo mắc bệnh thiếu máu khi cai sữa đã giảm 0,68 kg trọng lượng cơ thể trong 3 tuần sau cai sữa so với heo thiếu sắt khi cai sữa.
Heo con lớn nhất khi cai sữa có hàm lương hemoglobin thấp hơn so với heo nhỏ. Heo sữa tăng trưởng nhanh nhất sẽ có lượng máu lớn nhất, do đó nồng độ hemoglobin của chúng bị pha loãng, do đó những con heo này đòi hỏi nhu cầu cao nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng.
Như vậy heo con tăng trưởng nhanh chóng khi cai sữa có nhu cầu về sắt cao hơn heo con nhỏ.
Các kết quả từ nghiên cứu này khẳng định tiêm 200mg sắt trong tuần đầu tiên không đủ để ngăn chặn tình trạng thiếu máu và thiếu sắt đối với sự phát triển của heo.
Bệnh thiếu máu lúc cai sữa sẽ làm giảm tăng trưởng trong ba tuần đầu sau cai sữa. Điều ngạc nhiên là, heo con thường vẫn bị thiếu máu hay thiếu chất sắt trong thời gian ba tuần sau cai sữa mặc dù khẩu phần giai đoạn khởi động cũng đã được bổ sung thêm sắt.
Hiểu rõ những hậu quả của tình trạng thiếu sắt và thiếu máu là rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo nói chung và người sản xuất nói riêng để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Dự án này đã chứng minh rằng những con heo tăng trưởng nhanh thường thiếu sắt và thiếu máu sau cai sữa và điều này là có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi sau cai sữa.
Nhà sản xuất thịt heo cần phải đánh giá lại chương trình bổ sung sắt của mình để mang lại hiệu quả chăn nuôi tối đa.
Ve Sầu biên dịch
Theo thepigsite