Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam 2019 và tương lai: Cơ hội lớn đang rộng mở…

2018 là một năm đầy biến động của ngành Chăn nuôi Việt Nam nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi lợn hướng trở thành ngành hàng mạnh, cạnh tranh và xuất khẩu với cơ hội lớn đang rộng mở. Đó là nhận định của TS Đoàn Xuân Trúc (ảnh), Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

bac-truc

Năm 2018 ngành lợn tăng trưởng 1,4%

Đàn lợn tiếp tục tăng trưởng tốt cả về đầu con và sản lượng, vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra. Tổng đàn lợn năm 2018 đạt 27,8 triệu con, tăng 1,4% so với năm 2017, đàn nái giảm dần theo chỉ đạo chung, ước đạt 3,8 triệu con, giảm 4,7 % , nhưng tỷ lệ nái ngoại đã tăng 5,8 %. Đàn lợn thịt xuất chuồng tăng 1,3%. Uớc tính trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 (là 3,77 triệu tấn). Nhiều chuyên gia dự đoán: Năm 2018, người chăn nuôi lợn đã có lãi trên 34.000 tỷ đồng sau một năm 2017 khủng hoảng nặng nề, giá quá thấp và chịu lỗ trên 100.000 tỷ đồng.

Ở nhiều tỉnh, thành chăn nuôi lợn nhiều chăn nuôi lợn đã dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp, trang trại lớn và hộ chuyên nghiệp (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh gần như toàn bộ chăn nuôi lợn tập trung ở các trang trại và doanh nghiệp, tỉnh Đồng Nai có khoảng 94% tổng đàn lợn được nuôi tại trang trại); Ở tất cả các địa phương, số hộ chăn nuôi nhỏ giảm khá nhiều nhưng quy mô nuôi lợn thịt/hộ lại tăng..

2019: Bộ NN&PTNT ưu tiên Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn

Bộ NN&PTNT vẫn chủ trương ưu tiên Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn trên cơ sở dựa vào doanh nghiệp lớn để tạp ngành sản xuất hàng hóa, đầu tư công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và xúc tiến thương mại, kết nối thị trường. Tham gia chuỗi có các nông hộ với chăn nuôi trang trại chuyên nghiệp. Đảm bảo phát triển bền vững, tăng năng suất, hạ giá thành (xuống dưới 35.000đ/kg hơi), tăng sức cạnh tranh, sẵn sàng tham gia xuất khẩu.

Một số chỉ tiêu sản xuất năm 2019 như sau: Tổng đàn lợn là 28,5 triệu con, tăng 2,5% so với năm 2018, tỷ lệ đàn nái ngoại: 30%, tỷ lệ đàn lợn thịt lai, ngoại từ 93,5% trở lên. Sản lượng thịt lợn hơi đạt gần 4 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2018.

Cơ hội xen lẫn thách thức

Sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống lâu đời tại Việt Nam, là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta. Năm 2016, năm 2017, 2018 và dự kiến năm 2019, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ.

Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt với tỷ trọng trên 70% (2016: 72,91%, 2017: 71,83%, 2018: 71,12%. Tỷ trọng này sẽ giảm dần do đa dạng hóa cơ cấu và chủng loại thực phẩm tiêu dùng, chuyển dịch dần sang mặt hàng thức ăn nguội chế biến sẵn và ăn nhanh (dự kiến 2019: 70%, 2020: 68- 69%, 2025: 62-63% và từ 2030 trở đi: ổn định khoảng 60%). Việt Nam đứng thứ bảy thế giới về tiêu thụ thịt lợn (sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazil, Nhật Bản).

Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn trên thế giới vẫn cao, chủ yếu từ các nước châu Á. Năm 2018 các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Philippines, Đài Loan và Liên bang Nga nhập khẩu trên 4 triệu tấn thịt lợn đông lạnh chiếm 50% số lượng thịt lợn thương mại toàn cầu. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng xuất khẩu.

Thịt lợn cũng là mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu về lâu dài. Bởi, Việt Nam đang ở TOP 10 các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn của thế giới. Lâu nay, chúng ta vẫn xuất được lợn sữa đông lạnh chính ngạch (có lúc cả lợn choai) sang Hong Kong, Malaysia Singapore với trên vài chục ngàn tấn/năm. Thập niên 80 – 90 VN xuất thịt lợn mảnh đông lạnh sang Nga và một số nước Đông Âu; Tập đoàn Mavin và Công ty Sojitz Nhật Bản đã hợp tác xuất khẩu chính ngạch thịt heo tươi cấp đông Việt Nam sang thị trường Myanmar với khoảng 26 tấn mỗi tháng và đã ký kết hợp tác để xuất khẩu thịt heo sang Nhật Bản.

Cùng với đó ngành lợn đã thu hút một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Nhà máy tại Hà Nam của Tập đoàn Masan, đây thực sự là Tổ hợp chế biến lớn có công suất thiết kế là 1.400.000 con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu, thịt lợn mang thương hiệu MNS MEAT Deli đã khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23/12/2018. Trong đó, Cục Chăn nuôi đã phối hợp xây dựng 10 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và 6 trang trại chăn nuôi lợn áp dụng VietGAP tại Hà Nam cho vùng nguyên liệu của nhà máy.

Nhà máy tại Nam Định: nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định do Công ty Biển Đông và Deheus liên kết đầu tư đã khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 11/2018 với công suất 350.000 lợn thịt/năm.

Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng nai (DOFICO) và Công ty CP GreenFeed khánh thành Nhà máy giết mổ và sản xuất thực phẩm từ thịt heo đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công suất 250.000 đến 300.000 con heo/năm.

T?nh Hà Tinh dang tri?n khai phát tri?n trang tr?i, vùng trang tr?i chan nuôi l?n t?p trung công nghi?p d?n nam 2020 theo Quy?t d?nh s? 1281/QÐ-UBND c?a UBND t?nh. Theo dó: quy ho?ch chan nuôi l?n t?p trung có t?ng di?n tích hon 133 ha ? 17 vùng v?i 17 trang tr?i ? huy?n C?m Xuyên, Nghi Xuân, Huong Khê, Huong Son, Vu Quang và Th?ch Hà. T?nh ph?n d?u d?n nam 2020, t?ng dàn l?n th?t d?t hon 580.000 con tuong duong hon 89.000 t?n th?t l?n hoi xu?t chu?ng; duy trì dàn l?n nái 20.000 con, nái ngo?i ch?t lu?ng d?t hon 40%, bên c?nh dó t? ch?c l?i s?n xu?t theo hu?ng trang tr?i liên doanh, liên k?t v?i doanh nghi?p và hình thành Hi?p h?i chan nuôi ti?n t?i xây d?ng qu? b?o hi?m v?t nuôi. Trong ?nh: H?p tác xã s?n xu?t l?n gi?ng và chan nuôi Minh L?c ? xã C?m Minh, huy?n C?m Xuyên, t? d?u nam d?n nay, H?p tác xã cung c?p du?c hon 6.000 con l?n gi?ng thuong ph?m d?m b?o ch?t lu?ng ph?c v? chan nuôi, doanh thu d?t hon 2,5 t? d?ng, t?o vi?c làm cho 15 lao d?ng.. ?nh: Vu Sinh - TTXVN

Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đạt 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/ năm, 450.000 đầu heo thương phẩm/năm.

Tập đoàn Deheus đã ký hợp tác liên doanh với Công ty Thực phẩm Vinh Anh xây dựng các chuỗi sản xuất lợn thịt để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thực phẩm Vinh Anh.

Posco Deawoo, Tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực thép, xây dựng Hàn Quốc hợp tác với Tập đoàn Tân Long trong việc cung cấp nguyên liệu TĂCN, nuôi lợn, chế biến thịt, xuất khẩu tại Việt Nam.

Tập đoàn Tân Long đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 công ty của Đan Mạch đầu tư công nghệ cao nuôi lợn quy mô lớn và hiện đại tại Việt Nam. Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350,000 con nái sinh sản với định hướng nâng số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con thời gian tới. Ngoài thị trường nội địa, Tân Long đang đầu tư xây dựng cácn trang trại quy mô lớn tại Myanmar, với kế hoạch cung ứng khoảng 100.000 con heo thịt cho thị trường này trong năm 2019.

Công ty C.P Việt Nam đang thảo luận với Hà Nội và Bắc Giang về địa điểm xây dựng Nhà máy giết mổ lợn. Công ty này cũng đầu tư 1000 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi tại Bình Định (trong đó có Nhà máy TĂCN, Trang trại lợn và Nhà máy giết mổ).

Công ty GreenFeed xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh tại Bình Thuận, mục đích chung của dự án “Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh để xuất khẩu, giai đoạn từ năm 2019 – 2022” là nhằm xây dựng thành công chuỗi cơ sở sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), cụ thể an toàn với các bệnh: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Tai xanh ở lợn, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng yêu cầu của quốc tế để xuất khẩu thịt lợn.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng đã ký thỏa thuận với Tổ chức Thú y thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất theo chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Trước hết sẽ tập trung vào việc nhà nước đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn để họ tìm kiếm thị trường, đồng thời trên cơ sở yêu cầu của các tập đoàn để xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu.

Một điểm quan trọng, Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018. Đây là văn bản pháp lý quan trọng định hướng phát triển và quản lý ngành chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập.

Giải pháp căn cơ để trở thành ngành hàng lớn, mạnh, cạnh tranh và theo hướng xuất khẩu

Để chăn nuôi lợn cần được tổ chức lại để trở thành ngành hàng lớn, mạnh, đủ sức cạnh tranh và theo hướng xuất khẩu, rất cần sự quan tâm của Chính phủ, Bộ, Ngành thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp.

Tập trung phát triển các vùng chăn nuôi lớn, an toàn dịch bệnh, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công sinh học trong xử lý chất thải và hạn chế ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghiệp 4.0 trong chăn nuôi lợn khi có điều kiện. Phải sản xuất chế biến tiêu thụ và phát triển thị trường theo chuỗi khép kín do doanh nghiệp chủ đạo.

Chăn nuôi lợn nông hộ tuy đã giảm nhiều sau khủng hoảng giá năm 2017, cần điều tra lại và có chính sách bổ sung để hỗ trợ chăn nuôi nông hộ tăng quy mô, tham gia các chuỗi, các HTX Chăn nuôi hoặc chuyển sang nghề khác.

Tăng cường nguồn lực cho hoạt động thú y trong phòng bệnh, kiểm soát dịch bệnh và kiểm dịch thú y. Nâng cao chất lượng đực giống và chất lượng các đàn giống gốc, giống ông bà. Thực hiện chăn nuôi không dùng kháng sinh. thông qua các giải pháp: vệ sinh tốt, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin, bảo vệ sức khỏe đường ruột, thay thế kháng sinh trong thức ăn bằng các chất kháng khuẩn, sử dụng hỗn hợp axit hữu cơ, các chế phẩm có nguồn gốc thực vật…

Có chính sách dự trữ sản phẩm thịt lợn đông lạnh, giúp hỗ trợ bình ổn giá khi cần thiết. Điều tiết hợp lý việc nhập khẩu thịt đông lạnh và kiểm soát chặt chẽ thông qua hàng rào kỹ thuật. Nắm chắc thống kê chăn nuôi để chủ động điều tiết cung cầu thịt lợn. Đẩy mạnh công tác dự báo, thông tin thị trường; khơi thông thị trường xuất khẩu thịt lợn..

Chủ động ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) xâm nhiễm theo Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30-8-2018 của Bộ trưởng BNN&PTNT và Công điện khẩn số 1194/CĐ-TT ngày 12-9-2018 của Thủ tướng Chính phủ về Tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Đặc biệt, cần sớm ra đời Hiệp hội ngành hàng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn.

Đoàn Xuân Trúc

Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (Theo Nhà chăn nuôi)