Loại bỏ ngay chất cấm mới
Sau những biện pháp mạnh tay, chất cấm cực độc Salbutamol (sử dụng tràn lan trong chăn nuôi) đã được khống chế thì nay lại thêm mối lo sợ mới khi chất Cysteamine vừa được phát hiện.
Cụ thể, tháng 8/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng Cysteamine nhập khẩu từ Thái Lan và quyết định xử phạt vi phạm hành vi nhập khẩu và kinh doanh chất không được cơ quan thẩm quyền cấp phép với số tiền 180 triệu đồng đối với đơn vị này. Cùng đó, mới đây, Đoàn Thanh tra của Bộ này cũng phát hiện 1 công ty ở Bình Lục, Hà Nam trong vòng 3 tháng đã nhập khẩu tới 7 tấn Maxsure chứa chất Cysteamine.
Cục Chăn nuôi nhận định, Cysteamine là một hợp chất sinh học được sinh ra tự nhiên trong đường tiêu hóa và vùng dưới đồi ở não của các loài động vật, có tác dụng ức chế hormone Somatostatin. Trong cơ thể vật nuôi, hormone này điều tiết sự sinh ra các hormone sinh trưởng và điều tiết quá trình sinh trưởng. Như vậy theo logic, khi lượng Cysteamine tăng lên thì Somatostatin giảm đi và lượng hormone sinh trưởng tăng lên, do đó, vật nuôi sẽ lớn nhanh hơn. Nói cách khác, Cysteamine là chất kháng hormone có vai trò kích thích sinh trưởng vật nuôi một cách gián tiếp. Cho đến nay, tính độc của Cysteamine chủ yếu được tìm thấy là gây viêm loét dạ dày, tá tràng ở vật nuôi nếu sử dụng ở hàm lượng cao và thời gian sử dụng kéo dài.
Cysteamine hiện được sản xuất nhiều tại Trung Quốc và chính phủ nước này cũng đã phê duyệt làm phụ gia thức ăn chăn nuôi dưới dạng Cysteamine hydrochloride và Trung Quốc là quốc gia duy nhất hiện nay quy định sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ NN&PTNT, nếu không cấm sử dụng chất này (xử lý như ngoài danh mục, không đủ sức răn đe) thì rất khó quản lý.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Chúng ta không thể hy sinh lợi ích số đông, lợi ích dân tộc để phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Quan điểm của tôi nghĩ đến một nền chăn nuôi sạch và cũng như chống lại việc nhập lậu và lộn xộn như hiện nay. Trên hết là vì người tiêu dùng của Việt Nam, bảo vệ giống nòi và an toàn thực phẩm.
Cysteamine không có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức thú y ở các nước cũng khuyến cáo không dùng trong chăn nuôi đại trà, thương mại…
Để tránh rơi vào “thảm họa” chất cấm một lần nữa, mới đây, Cục Chăn nuôi đã soạn thảo thông tư đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đợi Thông tư này chính thức được ban hành (tháng 12/2016), Cục Chăn nuôi đề xuất trước mắt các đơn vị cơ sở cần tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu và lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa Cysteamine.
Theo đó, các đơn vị cần gia tăng tần suất kiểm tra, phân tích chất Cysteamine đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi như: nước tiểu, thịt và phủ tạng. Các trường hợp bị phát hiện phải xử lý hết khung xử lý vi phạm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, mặc dù đến nay không có bất kỳ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công bố có chất Cysteamine được phép lưu hành tại Việt Nam. Song, để quản lý việc sử dụng chất này trong thời gian tới, Cục đề nghị Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Hy vọng bước đi sớm và cứng rắn này sẽ là hồi chuông cảnh báo đối với những hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và là sự an ủi đối với người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm mất an toàn như hiện nay.
>> Văn bản mới
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2016. Về chăn nuôi, tiến hành thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi làm cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực này. Thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu. Đối tượng điều tra gồm: Các loại gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác và các sản phẩm chăn nuôi; Thôn (ấp, bản) doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ thực tế có chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong năm điều tra. Cụ thể, nội dung điều tra gồm: Số lượng, sản lượng sản phẩm chăn nuôi trong kỳ điều tra; Thu nhập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0806, 0807. Thực hiện điều tra theo chu kỳ hàng năm, thời điểm điều tra là các ngày 1/1; 1/4; 1/7 và 1/10. Chủ trì điều tra lĩnh vực chăn nuôi là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và Bộ NN&PTNT phối hợp.
Ngày 16/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trong đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ: Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông lâm thủy sản; Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá; Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Cơ sở nuôi trồng thủy sản; Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; Cơ sở sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu… Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính dựa vào công thức: F = f + C; trong đó: F là số phí phải nộp; f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm; C là phí biến đổi, tính theo tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất (nhu cầu ô xy hóa học, chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, Arsenic, Cadmium. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 3272/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh. Dịch lở mồm long móng bùng phát tại Đắk Lắk, gây thiệt hại lớn. Cụ thể vùng dịch tại các huyện Ea Súp, Krông Bông và Buôn Đôn. Vùng uy hiếp tại các huyện còn lại. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT phối hợp với UBND cấp huyện triển khai công tác chống dịch, tập trung mọi nguồn lực để dập dịch, thực hiện khẩn trương các biện pháp về phòng, chống dịch lở mồm long móng. Đối với các địa phương chưa có dịch lở mồm long móng phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh gia súc để xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra…
Linh Anh (Theo báo Người chăn nuôi)
Sau những biện pháp mạnh tay, chất cấm cực độc Salbutamol (sử dụng tràn lan trong chăn nuôi) đã được khống chế thì nay lại thêm mối lo sợ mới khi chất Cysteamine vừa được phát hiện.
Cụ thể, tháng 8/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng Cysteamine nhập khẩu từ Thái Lan và quyết định xử phạt vi phạm hành vi nhập khẩu và kinh doanh chất không được cơ quan thẩm quyền cấp phép với số tiền 180 triệu đồng đối với đơn vị này. Cùng đó, mới đây, Đoàn Thanh tra của Bộ này cũng phát hiện 1 công ty ở Bình Lục, Hà Nam trong vòng 3 tháng đã nhập khẩu tới 7 tấn Maxsure chứa chất Cysteamine.
Cục Chăn nuôi nhận định, Cysteamine là một hợp chất sinh học được sinh ra tự nhiên trong đường tiêu hóa và vùng dưới đồi ở não của các loài động vật, có tác dụng ức chế hormone Somatostatin. Trong cơ thể vật nuôi, hormone này điều tiết sự sinh ra các hormone sinh trưởng và điều tiết quá trình sinh trưởng. Như vậy theo logic, khi lượng Cysteamine tăng lên thì Somatostatin giảm đi và lượng hormone sinh trưởng tăng lên, do đó, vật nuôi sẽ lớn nhanh hơn. Nói cách khác, Cysteamine là chất kháng hormone có vai trò kích thích sinh trưởng vật nuôi một cách gián tiếp. Cho đến nay, tính độc của Cysteamine chủ yếu được tìm thấy là gây viêm loét dạ dày, tá tràng ở vật nuôi nếu sử dụng ở hàm lượng cao và thời gian sử dụng kéo dài.
Cysteamine hiện được sản xuất nhiều tại Trung Quốc và chính phủ nước này cũng đã phê duyệt làm phụ gia thức ăn chăn nuôi dưới dạng Cysteamine hydrochloride và Trung Quốc là quốc gia duy nhất hiện nay quy định sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ NN&PTNT, nếu không cấm sử dụng chất này (xử lý như ngoài danh mục, không đủ sức răn đe) thì rất khó quản lý.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Chúng ta không thể hy sinh lợi ích số đông, lợi ích dân tộc để phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Quan điểm của tôi nghĩ đến một nền chăn nuôi sạch và cũng như chống lại việc nhập lậu và lộn xộn như hiện nay. Trên hết là vì người tiêu dùng của Việt Nam, bảo vệ giống nòi và an toàn thực phẩm.
Cysteamine không có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức thú y ở các nước cũng khuyến cáo không dùng trong chăn nuôi đại trà, thương mại…
Để tránh rơi vào “thảm họa” chất cấm một lần nữa, mới đây, Cục Chăn nuôi đã soạn thảo thông tư đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đợi Thông tư này chính thức được ban hành (tháng 12/2016), Cục Chăn nuôi đề xuất trước mắt các đơn vị cơ sở cần tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu và lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa Cysteamine.
Theo đó, các đơn vị cần gia tăng tần suất kiểm tra, phân tích chất Cysteamine đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi như: nước tiểu, thịt và phủ tạng. Các trường hợp bị phát hiện phải xử lý hết khung xử lý vi phạm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, mặc dù đến nay không có bất kỳ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công bố có chất Cysteamine được phép lưu hành tại Việt Nam. Song, để quản lý việc sử dụng chất này trong thời gian tới, Cục đề nghị Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Hy vọng bước đi sớm và cứng rắn này sẽ là hồi chuông cảnh báo đối với những hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và là sự an ủi đối với người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm mất an toàn như hiện nay.
>> Văn bản mới
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2016. Về chăn nuôi, tiến hành thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi làm cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động lĩnh vực này. Thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu. Đối tượng điều tra gồm: Các loại gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác và các sản phẩm chăn nuôi; Thôn (ấp, bản) doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ thực tế có chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong năm điều tra. Cụ thể, nội dung điều tra gồm: Số lượng, sản lượng sản phẩm chăn nuôi trong kỳ điều tra; Thu nhập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0806, 0807. Thực hiện điều tra theo chu kỳ hàng năm, thời điểm điều tra là các ngày 1/1; 1/4; 1/7 và 1/10. Chủ trì điều tra lĩnh vực chăn nuôi là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và Bộ NN&PTNT phối hợp.
Ngày 16/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trong đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ: Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông lâm thủy sản; Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá; Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Cơ sở nuôi trồng thủy sản; Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; Cơ sở sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu… Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính dựa vào công thức: F = f + C; trong đó: F là số phí phải nộp; f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm; C là phí biến đổi, tính theo tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất (nhu cầu ô xy hóa học, chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, Arsenic, Cadmium. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 3272/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh. Dịch lở mồm long móng bùng phát tại Đắk Lắk, gây thiệt hại lớn. Cụ thể vùng dịch tại các huyện Ea Súp, Krông Bông và Buôn Đôn. Vùng uy hiếp tại các huyện còn lại. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT phối hợp với UBND cấp huyện triển khai công tác chống dịch, tập trung mọi nguồn lực để dập dịch, thực hiện khẩn trương các biện pháp về phòng, chống dịch lở mồm long móng. Đối với các địa phương chưa có dịch lở mồm long móng phải chủ động và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh gia súc để xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra…
Linh Anh (Theo báo Người chăn nuôi)